Giới thiệu cây măng tây xanh
Cây măng tây xanh đang được người tiêu dùng không chỉ trong nước mà nước ngoài rất ưa chuộng. Đặc biệt là dòng cây măng tây xanh được ví như Hoàng Đế trong số các loại rau hiện nay nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Loại cây đã được nhân rộng trồng khắp nơi trên cả nước, điển hình như Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Đắc Lắc, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh,…
Theo nghiên cứu thì trong măng tây xanh có chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất khoáng, canxi…và nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C…Trong măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, phòng trị các bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh tim mạch rất hữu hiệu. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng tăng cường sinh lực, chống béo phì và chống lão hóa da.
Về hạt giống măng tây xanh, là loại hạt có tỉ lệ nảy mầm cao cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây có thể chịu rét cực tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao nên rất phù hợp trồng tại khí hậu Việt Nam, đặc biệt là khu vực Miền Bắc khi khí hậu phân chia 4 mùa. Cây măng tây xanh có chiều cao khoảng 1,5 – 1,8m, chỉ mất khoảng 6 tháng gieo trồng là cho thu hoạch lứa đầu tiên với 2 – 3 chồi mỗi ngày, đến năm thứ 3 – 4 cho 7 – 10 chồi mỗi ngày, thu hoạch liên tục trong 3 tháng liền nên năng suất rất cao đạt khoảng 20 – 25 tấn chồi/ha/năm, cây có tuổi thọ lên đến 15 – 20 năm nếu được chăm sóc tốt.
Cây măng tây xanh không chỉ thích hợp gieo trồng ngoài đồng ruộng làm kinh tế mà còn rất thích hợp gieo trồng trong chậu, thùng xốp làm thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày trong gia đình. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm hạt giống măng tây xanh mà chưa tìm được cơ sở cung cấp uy tín. Hãy liên hệ với cửa hàng hạt giống TỐT TƯƠI để nhận được hạt giống chất lượng có nguồn gốc từ Đức với tỉ lệ nảy mầm vượt trội cùng giá thành tốt nhất thị trường.
Các dòng giống măng tây phổ biến hiện nay
Thứ nhất: Măng tây xanh
Màu sắc của măng tây xanh có được là do quá trình quang hợp của ngọn giáo nổi lên mặt đất tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Những chồi măng màu xanh đậm, bóng, dày dặn, mập mạp, có đầu đóng kín là những ngọn măng ngon nhất, chất lượng nhất.
Đây là loại măng phổ biến nhất trong 3 loại măng. Hương vị của loại này có vị nặng và đắng hơn so với măng tây trắng và tím. Đây cũng là loại cây có thị trường tiêu thụ lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thứ hai: Măng tây tím
Măng tây có màu tím là do xuất phát từ hàm lượng cao anthocyanins (chất chống oxy hóa mạnh) hình thành nên màu tím. Theo các nghiên cứu của khoa học nước ngoài, măng tây tím được xem là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giúp tăng khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.
Măng tây tím gần như là rất ít chất sơ so với các dòng măng tây khác, mềm hơn và gần như có thể ăn từ đầu đến gốc. Măng tây tím có vị ngọt của hương vị trái cây và mùi thơm dịu dàng.
Thứ ba: Măng tây trắng
Thực chất thì măng tây trắng là cùng giống với măng tây xanh nhưng được trồng trong quy trình khép kín không tiếp xúc với anh sáng nên không sinh sản ra chất diệp lục để chuyển hóa thành xanh. Chính vì thế mà măng tây trắng có giá cao hơn gấp nhiều lần so với 2 dòng măng tây xanh và tím vì quy trình trồng phức tạp, chi phí đầu tư cao.
Thực chất măng tây trắng cùng giống với măng tây xanh nhưng được trồng không cho chúng tiếp xúc ánh sáng. Do chúng sống trong bóng tối không tiếp xúc với ánh sáng nên chúng không thể sinh sản ra chất diệp lục (chất mà làm cho chúng chuyển thành màu xanh lá cây) chính vì thế hình thành nên cây măng tây trắng ngày nay và nó có giá cao hơn nhiều so với 2 loại anh em của nó là vì do quy trình tạo ra măng tây trắng rất khép kín, chi phí cao.
Măng tây trắng có hương vị tinh tế nhẹ và mềm hơn so với măng tây xanh, ngọt và ít đắng hơn măng tây xanh, có thân mập mạp hơn so với dòng xanh và tím.
Thông tin hạt giống măng tây xanh tại TỐT TƯƠI
+ Xuất xứ: Đức
+ Tỷ lệ nảy mầm: >80%
+ Độ thuần: 99%
+ Màu sắc: màu xanh
+ Thời gian gieo trồng: quang năm
+ Nơi trồng: Ngoài ruộng, vườn, trong chậu, thùng xốp
+ Nhiệt độ gieo: 20 – 30 độ C
+ Nhiệt độ sinh trưởng: 20 – 35 độ C
+ Thời gian nảy mầm: 7 – 14 ngày
+ Thời gian thu hoạch: 6 – 7 tháng
+ Chiều cao cây: 1,5 – 1,8m
+ Số lượng hạt: 20 hạt/ gói
+ Hạn hạt giống sử dụng: 2 năm
Kỹ thuật trồng măng tây xanh đạt năng suất cao
1. Thời vụ gieo trồng
Đối với cây măng tây bạn có thể gieo trồng quanh năm. Tuy nhiên để đạt năng suất cao, giảm chi phí đầu tư thì bạn hãy chú ý cây giống măng tây xanh sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C.
Chính vì thế bạn có thể gieo trồng vào 2 đợt. Đợt đầu tiên gieo vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng vào tháng 2, tháng 3. Đợt thứ 2 gieo vàng tháng cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
2. Xác định mật độ trồng
Trước khi gieo trồng măng tây bạn cần xác định mật độ gieo trồng để chuẩn bị lượng giống thích hợp.
Nếu trồng hàng đơn thì khoảng cách trồng 120 cm x 45 cm tương đương 18.000 cây/ha. Mật độ khoảng 650 cây/ sào.
Trồng hàng đôi khoảng cách cây 45cm, khoảng cách hàng 120cm mật độ 27.000 cây/ha. Mật độ khoảng 950 cây/ sào.
Trồng hàng ba khoảng cách cây 45cm, khoảng cách hàng 120-150cm, mật độ 31.500 cây/ha. Mật độ khoảng 1150 cây/ sào.
3. Quy trình gieo ươm hạt giống măng tây
Xử lý hạt giống: Vì hạt giống măng tây lớn và có vỏ rất dày nên trước khi tiến hành gieo hạt giống bạn nên xử lý hạt giống trước. Bằng cách phơi hạt giống nắng chiều muộn từ 2 – 3 giờ cho hạt khô để tăng cường khả năng hút nước khi ngâm hạt, tiếp đó xả bằng nước lạnh để chà xát hạt, rửa sạch bụi bẩn và loại bỏ những hạt hư lép.
Ngâm hạt giống: Tiến hành ngâm hạt giống trong nước nóng khoảng 50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 12 giờ. Cách 4 tiếng thì thay nước và chà hạt 1 lần, sau đó vớt hạt ra và để ráo, đem ủ trong khăn vải khoảng 12 giờ cho hạt nứt nanh, đem gieo vào bầu hoặc gieo trực tiếp vào vườn ươm.
Ươm hạt giống trong bầu: Chuẩn bị bầu bằng bao nilon có kích thước 7 x 12cm, đục lỗ thoát nước. Chuẩn bị giá thể gieo trồng gồm đất sạch + tro trấu + phân chuồng ủ hoai mục theo tỉ lệ 3 đất + 1 tro trấu + 1 phân, có thể xử lý đất bằng thuốc trừ sâu bệnh và côn trùng trước khi gieo hạt giống.
Tiến hành cho hạt giống đã được xử lý nứt nanh từ trước đem gieo vào bầu. Dùng một cây que chọc lỗ sâu khoảng 1cm ở chính giữa của bầu, tiếp theo cho hạt giống vào và lấp nhẹ đất phủ lên bề mặt hạt. Tưới nhẹ cho đủ ẩm, dùng giàn che để hạn chế mưa nắng trong giai đoạn đầu. Sau khoảng 7 ngày hạt sẽ bắt đầu nảy mầm và phát triển.
Ươm hạt giống trực tiếp ra đất: Đất được cày bừa kỹ, bón 7 – 8 kg vôi bột; Bón lót: 150kg phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoại mục (nếu có điều kiện nên xử lý với chế phẩm Trichoderma), 4 – 5 kg phân lân trên 100m2. Tiến hành lên luống cao 20-25cm rộng 0,8 – 1m. Rạch hàng sâu 1-1,5cm, hàng cách hàng 15 cm, cây cách cây 10 cm. Hạt nứt nanh ta tiến hành trồng lấp đất mỏng và dùng bình phun tưới cho hạt không bị xê dịch hoặc hệ thống tưới phun mưa. Sau khoảng 7 ngày hạt sẽ bắt đầu nảy mầm và phát triển.
Trong giai đoạn này cần chăm sóc kỹ, nhổ cỏ, bón phân tưới nước để cây sinh trưởng tốt. Hoà phân urê nồng độ 1% tưới cho cây 10 ngày/lần. Khi cây đạt chiều cao từ 25 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh, khỏe mạnh, không sâu bệnh gây hại thì đem trồng (Khoảng 3 – 3,5 tháng sau khi gieo hạt giống)
4. Đất trồng măng tây
Măng tây phù hợp với các loại đất phù sa, đất đỏ, đất xám, thịt nhẹ có pha cát; đất có độ tơi xốp cao , giàu mùn, giàu chất hữu cơ; thế đất cao ráo, dễ thoát nước; có tầng canh tác dày từ 30 – 40 cm. độ ẩm đất trung bình từ 65 – 70%, độ pH từ 6,6 – 7,0, không bị phèn chua, không bị ngập úng trong mùa mưa, chủ động tưới nước trong mùa nắng.
5. Quy trình làm đất trồng măng tây
Trước khi tiến hành trồng cây măng tây thì bạn tiến hành làm đất trồng trước đó khoảng 2 tháng theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Cày đất sâu khoảng 40 – 50 cm, dọn sạch cỏ rác, phun thuốc diện cỏ và thuốc trừ sâu bệnh vào đất rồi tiếp tục cày xói cho đều đất.
Bước 2: Sau 15 ngày tiếp tục làm đất như đợt 1, rải vôi khắp mặt ruộng rồi tiến hành cày xới cho vôi trộn đều vào đất, phơi nắng để tiêu diệt nấm và mầm bệnh có trong đất.
Bước 3: Cách 15 ngày sau đó, tiến hành bón lót lần 1 với các loại phân chuồng ủ hoai mục, rơm rạ hoặc tro trấu, mùn mục, phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp. Tiến hành trộn đều với đất để tăng cường dưỡng chất cho đất.
Bước 1: Sau 15 ngày bón lót thì bạn tiến hành cày xới đất cho tơi xốp, dọn sạch cỏ rác, san phẳng đất rồi làm rãnh, lên luống cho đất trồng. Bạn tiến hạnh lên luống rộng 1m, cao 20 – 30 cm để trồng, khoảng cách rãnh giữa các luống 20 – 30cm, làm luống có độ dốc nghiêng về 2 đầu để dễ thoát nước.
Bước 5: Sau 15 ngày tiến hành bón lót lần 2 với các loại phân như bón lót lần 1, tiến hành xới đất cho đều, tiến hành trồng cây.
Lượng phân bón lót tính cho 1ha: 10.000 kg phân chuồng hoai mục (Nếu có điều kiện nên xử lý với chế phẩm Trichoderma); 40 – 60 kg urea, 40 – 60kg phân kali, 400 – 500 kg phân lân, 400 – 500 kg vôi.
6. Cách trồng cây măng tây ngoài đồng ruộng
Đào các hố đất với chiều sâu và rộng từ 20 – 30cm, khoảng cách mỗi hố cách nhau 40 – 50cm, hàng cách hàng từ 1 – 1,2m.
Nhấc nhẹ các bầu cây, cẩn thận rạch bỏ túi nilon rồi vùi kín xuống hố đất, dùng đất hai bên luống đôn cho chặt gốc. Phủ một lớp đất, tro trấu, mùn, hoặc phân chuồng ủ hoại xung quanh gốc đôn cao khoảng 5cm để bảo vệ và giữ cây măng đứng thẳng. Chú ý nên trồng vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt.
Tiến hành cắm cọc cho măng tây có chỗ dựa vì thân măng tây rất yếu, tán lá rộng, cành dài nên dễ đổ ngã. Bạn tiến hành cắm mỗi học một cọc tre có đường kính khoảng 1,5cm (to bằng ngón tay cái), cao 1,5m để làm cọc chống cây không bị gió làm đổ rạp, dùng dây cước nilon buộc neo cây cây với cọc.
7. Phương pháp tưới nước cho măng tây
Để măng tây đạt năng suất cao thì tưới nước là một yếu tố quan trọng, bạn cần tưới nước đều đặn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của măng tây. Luôn giữ độ ẩm của đất ở khoảng 65 – 70% để có được ngọn măng chất lượng và năng suất.
Vào mùa hè thì mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm sau thu hoạch, mùa mưa thì chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, không để ngập úng quá 24 giờ sẽ làm chồi măng bị biến dạng, cong vẹo, cây sẽ phát sinh bệnh, hư thoát hoặc giảm chất lượng và năng suất.
Nếu có điều kiện bạn nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt để đảm bảo năng suất. Bởi nếu tưới rãnh mà gặp trời mưa to hay gây ra ngập úng còn tưới phun có thể phát sinh nhiều cỏ dại, gây hỏng chồi măng.
Lưu ý: Không nên tưới nước sau 17h chiều mỗi ngày vì tưới nước vào thời gian này sẽ làm cong vẹo đầu chồi măng, làm ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào ngày hôm sau
8. Kỹ thuật bón thúc cho măng tây (1ha)
– Sau khi trồng 15 -20 ngày: Chọn giữ lại 4 – 6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun gốc, bón thúc 100 – 140 kg N-P-K (16:16:8), theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại.
– Sau khi trồng 40 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4 – 6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun gốc, bón thúc 100 – 140 kg N-P-K (16:16:8), theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại.
– Sau khi trồng 60 ngày: tiến hành xới xáo và bón phân. Bón 100 – 140 kg bón N-P-K (16:16:8), kết hợp làm cỏ vun gốc nhẹ, tỉa nhánh gốc và tỉa bớt các cây nhỏ, theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại.
– Sau khi trồng 90 ngày: tiến hành xới xáo và bón phân. Bón 100 – 140 kg N-P-K (16:16:8), kết hợp làm cỏ vun gốc nhẹ, tỉa nhánh gốc và tỉa bớt các cây nhỏ, theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại.
– Sau khi bón thúc 90 ngày thì bạn tiếp tục chăm sóc, cứ sau 15 – 20 ngày tiến hành bón thúc 100 – 140 kg N-P-K (16:16:8), bón thêm phân chuồng hoai mục ủ với men Trichoderma, kết hợp làm cỏ vun gốc nhẹ, tỉa nhánh gốc và tỉa bớt các cây nhỏ, cây già yếu để lại 4 – 6 cây mẹ khỏe mạnh, theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại.
– Sau khi trồng 135 – 140 ngày (> 4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này, khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá), lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh, tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20 m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40 – 50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, làm sạch cỏ dại, xới xáo vun đất tử gốc, bón thúc 200 – 300 kg N-P-K (16:16:8), theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại.
Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5 – 10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hoạch hết lứa măng này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn.
* Bón trong thời kỳ cây cho măng
Tiến hành xới xáo kết hợp bón phân và vun gốc. Có thể kết hợp phun các loại phân bón lá để kích thích cây phát triển. Trong thời gian đang thu hoạch thì không cần thiết phải bón phân.
Sau mỗi chu kỳ khai thác từ 3 – 3,5 tháng phải ngừng thu hoạch để thay thế cây mẹ khác. Sau khi chấm dứt thu hoạch tiến hành bón phân, sau khi bón khoảng 35 – 40 ngày thì cây bắt đầu cho măng tiếp tục chu kỳ thu hoạch mới.
Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12 – 15 ngày thì bón thúc 100 – 140 kg N-P-K (16:16:8), thu hoạch tiếp 12 – 15 ngày nữa thì phải tạm ngưng thu hoạch măng ngay. Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 25 – 30 ngày (1 tháng) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau.
* Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế
– Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, xới xáo vun đất đậy gốc, làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc 100 – 140 kg N-P-K (16:16:8), kết hợp phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây (nếu phát hiện).
Khoảng 15-20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích trổ măng (dưỡng cành lá cho thật sum suê để quang hợp với ánh nắng nuôi dưỡng cây); bón thúc 400 – 500 kg phân chuồng hoai mục + 100 – 140 kg N-P-K (16:16:8).
Sau khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng; Sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ khoảng 1 tháng, rồi thu hoạch tiếp lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Cứ thế, tiếp tục dưỡng cây và thu hoạch các lứa măng tiếp theo.
Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài 30-35 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần bón thúc 400 – 500 kg phân chuồng hoai mục + 5 – 7 kg N-P-K (16:16:8). Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.
9. Cắt, tỉa định hình cây măng
Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi măng chỉ cần giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay thế. Ở các lứa măng sau, năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7 chồi măng làm cây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần lên.
10. Làm cỏ cho măng tây
Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu + Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay việc làm cỏ + Không dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ, vô tình ngăn cản sự quang hợp ánh nắng làm hỏng bộ rễ chùm và ngăn cản sự phát triển của các chồi măng non. Sau khi bón phân, cần lấy lớp đất trên mặt liếp bổ sung vào gốc cây măng; cách làm này cũng giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại.
Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ thay cây mẹ. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ đúng hướng dẫn (theo nguyên tắc “4 đúng”), không để thuốc ảnh hưởng làm mất sức cây măng, đồng thời phải đảm đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
11. Chụp nón trên đầu chồi măng
Phần ngọn khoảng 10cm trên đầu các chồi măng non có phân bố các lá đài rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài sẽ làm hư thối các lá đài, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của măng.
Khi các chồi măng xuất hiện trên ruộng trồng cao khoảng 5-6cm, cần tạo ra các mũ chụp hình chóp nón cao khoảng 6-8cm bằng nhựa để chụp nón trên đầu các chồi măng để bảo vệ các lá đài, làm hạn chế sự phát triển của các lá đài đồng thời kìm hãm sự già hóa của chồi măng, giúp tạo ra các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao hơn
12. Phòng trừ sâu bệnh cho măng tây
Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc bón phân đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý phòng trị kịp thời một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp…, các bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… vào mùa mưa măng tây rất dễ bị 1 số bệnh hại như thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.
13. Cách thu hoạch măng tây
Việc thu hoạch sản phẩm măng tây xanh khá đơn giản. Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm – 30cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm. Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5-9 giờ sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng.
Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ, cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng đã thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 20 C hoặc cắm chân măng vào 3-5cm nước (đá) lạnh. Để đứng cây măng tây xanh vào dụng cụ đựng, tránh để nằm sẽ dập nát măng.
Phân loại măng: Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng tây xanh: Măng loại 1: Đường kính thân măng cỡ >10mm-30mm, dài 25cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người. Măng loại 2: Đường kính thân măng cỡ 5mm-10mm, dài 22cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.
Địa chỉ bán hạt giống măng tây xanh
Như đã giới thiệu ở trên, TỐT TƯƠI tự tin là đơn vị cung cấp hạt giống măng tây xanh chất lượng, với xuất xứ từ Đức cho khách hàng có nhu cầu. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở cung cấp hạt giống măng tây thì hãy liên hệ với cửa hàng của chúng tôi hôm nay để nhận được giá ưu đãi tốt nhất cùng dịch vụ chăm sóc hoàn hảo.
Cửa hàng hạt giống TỐT TƯƠI là đơn vị chuyên cung cấp các loại hạt giống rau, hạt giống hoa, hạt giống cỏ, hạt giống củ quả các loại với cam kết tỉ lệ nảy mầm đạt 100% dưới điều kiện chăm sóc tốt nhất, cùng với đó là giá cả các loại hạt giống tốt nhất trên thị trường.
Các dòng hạt giống do chúng tôi cung cấp đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các viện nhân giống uy tín trong nước, cũng như nhập khẩu từ các nước nổi tiếng trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản,… Hơn thế nữa, khi quý khách đến với cửa hàng thì quý khách còn nhận được sự phục vụ tận tình và chu đáo nhất từ các nhân viên của TỐT TƯƠI. Chúng tôi luôn hân hạnh được đón tiếp và phục vụ quý khách.
Be the first to review “Hạt giống măng tây xanh”