Giới thiệu cây hành tây
Cây hành tây là loại cây được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, trong đó có nước ta. Hành tây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ năng suất cao, dễ trồng, dễ thu hoạch, thị thường lại được ưa chuộng. Chính vì thế mà hành tây được trồng rất nhiều từ Bắc vào Nam, điển hình như các khu vực đồng bằng sông hồng, vùng duyên hải miền trung, các tỉnh lâm đồng, đà lạt,…
Hành tây không chỉ có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, mà loại củ này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, có thể kể đến như các loại vitamin A, vitamin D, vitamin c,… cùng nhiều khoáng chất, đặc biệt bên trong hành tây chứa đến 89% là nước, và rất ít calo nên ăn hành tây mỗi ngày sẽ có tác dụng giúp cho cơ thể của bạn phòng tránh được nhiều loại bệnh, tăng cường được hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa phòng tránh các bệnh về ung thư, giảm được đường huyết, giảm huyết áp, bảo vệ hệ tim mạch,….
Về hạt giống hành tây, đây là loại cây có tỉ lệ nảy mầm cao, phù hợp với khí hậu tại Việt Nam, có thể gieo trồng trong mọi địa hình từ ngoài ruộng, vườn, trong thùng xốp, chậu nhựa. Cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, củ có màu nâu vàng đẹp mắt, trọng lượng khoảng 500gr, cho năng suất cao, quả thịt chắc đảm bảo vận chuyển đi xa dễ dàng, ăn giòn ngọt nên có thể làm nộm ăn sống hoặc xào nấu tùy ý. Cây có thể trồng được quanh năm, khoảng 10 – 14 ngày hạt giống sẽ nảy mầm, khoảng 100 – 130 ngày sau khi trồng thì bắt đầu thu hoạch.
Nếu bạn đang tìm kiếm hạt giống củ hành tây để tự tay gieo trồng phục vụ cho bữa ăn hàng ngày trong gia đình. Mà chưa tìm được cơ sở cung cấp uy tín. Hãy liên hệ với siêu thị hạt giống TỐT TƯƠI, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dòng hạt giống chất lượng, có nguồn gốc từ Đức nên luôn đảm bảo tỷ lệ nảy mầm vượt trội, giá thành tốt nhất trên thị trường.
Đặc điểm thực vật học của hành tây
- Rễ của hành tây:
Hành tây thuộc hệ rễ chùm, phát triển kém, rễ tập trung ở lớp đất mặt, khả năng chống chịu khô hạn kém. Rễ bắt đầu sinh trưởng ở nhiệt độ 2 – 3 độ C. Hệ rễ hành tây có nhiều sợi dài, phân nhánh yếu, chúng được bao phủ một số lượng lớn lông hút. Loại rễ này rất dễ khô héo khi bị nhổ lên. Vì vậy phải gieo trồng ở đất màu mỡ, tới xốp và đủ độ ẩm.
- Thân của hành tây:
Thân thật của hành tây rất ngắn, đã thoái hóa, chúng là dạng đế giò nằm sát ngay dưới thân giả (thân củ). Trên thân thật có mầm sinh dưỡng và sinh thực, những mầm này được che phủ bởi những bẹ lá dày, mọng nước (cơ quan sử dụng).
Thân củ của hành tây là bộ phận sử dụng được cấu tạo bởi nhiều bẹ lá.
- Lá của hành tây:
Hành tây có lá đầu tiên của hành là một lá mầm, sau khi nảy mầm 10-15 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Lá hành tây hình ống, tròn, bằng phẳng, trên lá được phủ một lớp sáp.
Thời kỳ đầu lá hành sinh trưởng rất chậm, sau khi nảy mầm chỉ sinh trưởng được một vài cm, Chính vì thế ở thời kỳ này xới xáo, trừ cỏ dại là công việc hết sức quan trọng. Tuổi thọ của lá phụ thuộc vào sự sinh trưởng, lá sẽ chết dần, cũng là quá trình tạo củ.
- Củ của hành tây:
Củ của hành tây được tạo thành bởi vô số bẹ lá, bẹ lá chính là cơ quan sử dụng chủ yếu của hành tây. Số bẹ lá thay đổi phụ thuộc vào giống và kỹ thuật trồng trọt. Bẹ lá sắp xếp trên thân theo hình xoáy ốc, khoảng cách giữa các bẹ lá còng nhỏ thì củ hành càng chặt, do đó tăng khả năng bảo quản và vận chuyển, năng suất sẽ cao. Vì khối lượng củ phụ thuộc vào số lượng bẹ lá, độ lớn và bề dày mỗi bẹ lá.
- Hoa của hành tây:
Khi trồng hành tây sẽ xuất hiện hoa của hành tây, hoa mọc ở đỉnh của hành tây, hoa có 6 lá đài, 6 nhị và nhụy. Hoa thụ phấn chéo vì phấn hoa thường chín trước nên thụ phấn được là nhờ hoa bên cạnh hoặc hoa trên cây khác, nhờ côn trùng và gió mà thụ phấn được.
Hoa có màu trắng xám, đôi khi phớt tím hoặc màu hồng. Vòi nhụy rất bé, bầu thượng có 3 ngăn, nếu được thụ phấn đầy đủ thì có 6 hạt.
Cành hoa dài 60-100mm, hình ống, có màu xanh, một chùm hoa có từ 250 – 600 hoa, hoa phân bố theo 3 tầng. Vì vậy thời gian và độ chín giữa các tầng khác nhau, thời gian ra hoa kéo dài hàng tháng, chùm hoa có dạng hình tán.
- Hạt của hành tây:
Hạt của hành tây có màu đen, hình đa giác, vỏ cứng, xù xì, dày, 1 gam hạt có khoảng 250 – 400 hạt.
Thông tin hạt giống hành tây tại TỐT TƯƠI
+ Xuất xứ: Đức
+ Tỷ lệ nảy mầm: >80%
+ Độ thuần: 99%
+ Màu sắc: Củ màu vàng
+ Thời gian gieo trồng: từ tháng 7 – 10
+ Nơi trồng: Ngoài ruộng vườn
+ Nhiệt độ gieo: 15 – 25 độ C
+ Nhiệt độ sinh trưởng: 15 – 35 độ C
+ Thời gian nảy mầm: 10 – 14 ngày
+ Thời gian ra hoa: 100 – 130 ngày
+ Trọng lượng củ: 500 gr
+ Số lượng hạt: 2gr/ gói
+ Hạn hạt giống sử dụng: 2 năm
Kỹ thuật trồng hành tây ngoài ruộng vườn
1. Thời vụ gieo trồng
– Các vùng Đồng bằng sông Hồng gieo hạt sớm vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 trồng vào tháng 10, thời vụ 10-15/10 là tốt nhất. Có thể gieo hạt sớm hơn vào tháng 7, nhưng năng suất không ổn định, củ nhỏ. Ưu điểm của vụ này là giá bán cao, cung cấp hành sớm cho thị trường. Trồng hành tây tháng 10 thích hợp cho xuất khẩu bảo quản và nhân giống.
– Với các tỉnh Phú Yên trở vào đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ trồng hành vào mùa khô. Thời vụ trồng hành tây ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) thích hợp từ tháng 10 – tháng 12.
2. Cách gieo ươm hạt giống
– Chọn đất tơi xốp, đất cát pha, thịt nhẹ, nơi cao ráo để gieo ươm cây giống. Làm nhỏ đất, lên luống rộng 90-100cm. Mặt luống phải phẳng, đất nhỏ mịn, gạt các viên đất to ra 2 bên mép luống. Dùng phân chuồng hoai mục, tro bếp, phân lân trộn rải đều trên mặt luống một lớp dày khoảng 5-7cm.
– Hạt giống nên ngâm nước ấm và ủ cho nứt nanh rồi trộn với đất bột theo tỷ lệ 1/200 để gieo cho đều. Lượng hạt cần gieo khoảng 1,5-2 gam/m2. Sau khi gieo, phủ kín hạt bằng một lớp đất hạt nhỏ mịn rồi tiếp một lớp rơm, rạ mỏng nhằm giữ ẩm cho mặt luống và hạn chế bị xô hạt do mưa hoặc khi tưới nước.
– Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2-3 lần, sau đó tưới 1-2 lần/ngày cho đến khi trồng được. Sau gieo 5-6 ngày thì dỡ bỏ rơm, rạ và dùng trấu trộn với đất bột rải đều để phủ kín chân cây giống và tiếp tục chăm sóc cho cây con cứng cáp.
– Sau khi gieo ươm khoảng 30-35 ngày, cây giống có 2-3 lá thật, cứng đanh cây, mập mạp, xanh đậm là có thể nhổ đem trồng được (Nếu trồng thời điểm này thì cây nhanh bén rễ, sớm cho thu hoạch nhưng củ nhiều nước, hàm lượng nước trên 90%, củ dễ thối, khó bảo quản, chất lượng kém). Chính vì thế bạn hãy lựa chọn nếu được thì hãy để cây đạt từ 50-60 ngày tuổi, có 5-6 lá thật thì mới nhổ trồng.
3. Cách trồng và chăm sóc hành tây ngoài ruộng
a) Lên luống:
– Lên luống rộng 120cm, rãnh rộng 30cm. Trên mỗi luống trồng 4 hàng ngang cách nhau 20cm, cây cách cây 15cm, mật độ trồng hợp lý là khoảng 150-170 ngàn cây/ha.
b) Cách trồng:
– Khi trồng dùng que nhọn chọc lỗ, đặt nhẹ cây hành, không vùi sâu, lấp đất nhẹ vừa kín rễ là được. Lấp sâu quá 5cm thì thân củ khó sinh trưởng
c) Tưới nước:
– Những ngày đầu sau khi trồng thì bạn nên tưới 2-3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần. Nếu nắng to nên che nắng trong 3-4 ngày đầu.
– Với hành tây hạn chế tưới rãnh, chỉ cần tưới đủ ẩm, thừa nước hành sẽ chết, độ ẩm đất tốt nhất là khoảng 70-80% là vừa.
– Trước khi thu hoạch khoảng 2-3 tuần ngừng tưới nước để giảm lượng nước trong củ. Kết hợp với đó bạn nên thường xuyên làm cỏ, vun xới để giúp củ hành tây phát triển tốt nhất.
d) Bón phân:
– Lượng phân bón cho hành tây được tính cho 1 sào Bắc bộ (360m2) là 900-1.000 kg phân chuồng hoai mục + 15-20 kg đạm urê + 30-35 kg lân + 5-7 kg kali. Ngoài ra có thể bón thêm các loại phân bón khác như bột đỗ tương đã được ngâm ủ, tro bếp tùy khả năng thâm canh của mỗi gia đình. Căn cứ theo từng chất đất, thời vụ để tăng hay giảm lượng phân cho phù hợp.
+ Bón lót 300-350 kg phân chuồng + 20-25kg lân trộn đều với đất mặt khi lên luống hoặc xẻ rãnh rồi bón phân vào rồi lấp đất kín.
+ Bón thúc lần 1 sau trồng 7-10 ngày bằng cách pha loãng 2kg đạm urê để tưới.
+ Thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày bằng cách pha loãng 3 kg đạm urê để tưới.
+ Thúc lần 3 theo rãnh giữa 2 hàng hành với lượng từ 7-10kg urê + 700 kg phân chuồng + 3-4 kg kali và số lân còn lại.
+ Tiếp tục bón thúc lần 4, lần 5 mỗi lần cách nhau 10-12 ngày bằng cách pha loãng 1-2 kg urê + 1-2kg kali để tưới.
e) Phòng trừ sâu bệnh:
– Bệnh sương mai (Peronospora sp) xuất hiện vào lúc có nhiệt độ < 20 độ C, độ ẩm không khí cao trên 90%, dùng Boócđô 1% phun định kỳ.
– Bệnh thối củ do vi khuẩn Erwinia sp hoặc nấm loài Botrytis gây hại từ lúc củ chắc đến thu hoạch bảo quản. Nguyên nhân gây bệnh do thời tiết ẩm ướt và bón đạm nhiều, mất cân đối. Phòng bệnh bằng cách xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Granozan với 3 gam/1 kg hạt, hoặc Benomil 2 gam/1kg hạt. Phun trừ bằng Zineb 0,2-0,3% hoặc Captain, Benomyl 0,2-0,3 %.
f) Thu hoạch hành tây:
– Khi thấy lá hành đã chuyển sang màu vàng, có 70-80% cây tự đổ nghiêng, rủ xuống thì tiến hành thu hoạch. Nhổ cả cây, làm sạch đất cát, phơi nắng 1-2 giờ rồi buộc túm treo trên dây trong nhà kho nơi thoáng mát. Khi thấy vỏ ngoài của củ đã khô, mỏng chuyển màu vàng nâu sáng thì cắt bỏ thân lá, chỉ để đoạn thân dài khoảng 3-4cm. Bảo quản trong kho có giàn mát, thoáng. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các củ có triệu chứng hư thối tránh lây nhiễm.
Địa chỉ bán hạt giống hành tây
Siêu thị hạt giống TỐT TƯƠI luôn tự hào là một trong những nhà cung cấp hạt giống uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Tại siêu thị của chúng tôi luôn lưu trữ hàng trăm loại hạt giống khác nhau với nguồn gốc xuất xứ từ các viện nhân giống nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó có dòng hạt giống hành tây với nguồn gốc từ Đức, đạt tỉ lệ nảy mầm cao, giá thành phải chăng.
Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp các dòng hạt giống hoa, hạt giống rau, hạt giống cỏ, hạt giống gia vị,… kèm với đó là những dụng cụ làm vườn cơ bản nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Luôn mong muốn mang lại những giá trị tốt nhất cho từng khách hàng, chúng tôi còn có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu để hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn cách gieo trồng và chăm sóc cần thiết giúp bạn có những cây trồng ưng ý nhất. TỐT TƯƠI hân hạnh được đón tiếp và phục vụ quý khách.
Be the first to review “Hạt giống hành tây”